CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN CÔNG TÁC DƯỢC - TRUNG TÂM Y TẾ TRẢNG BÀNG TÂY NINH

TRUNG TÂM Y TẾ TRẢNG BÀNG TÂY NINH

TRUNG TÂM Y TẾ TRẢNG BÀNG TÂY NINH

TRUNG TÂM Y TẾ TRẢNG BÀNG TÂY NINH

TRUNG TÂM Y TẾ TRẢNG BÀNG TÂY NINH

TRUNG TÂM Y TẾ TRẢNG BÀNG TÂY NINH
TRUNG TÂM Y TẾ TRẢNG BÀNG TÂY NINH
0276 3880 252 | Cấp cứu: 0276 3880 297 | Tài chính: 0276 3880 252 Quốc lộ 22, Khu phố Lộc An, Phường Trảng Bàng, Thị xã Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh.
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN CÔNG TÁC DƯỢC
18202 Lượt xem

I-Các tài liệu liên quan:

1. Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động của khoa dược bệnh viện (click xem).

2. Thông tư 19/2014/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Y tế quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc (click xem).

3. Thông tư  40/2014/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế (click xem).

II-Các vấn đề cần lưu ý:

  1. Lập kế hoạch sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao:

Trạm Y Tế (TYT) lập kế hoạch sử dụng thuốc cả năm của trạm gửi ra khoa dược vào trước 20 tháng 10.

Căn cứ lập kế hoạch sử dụng thuốc: số lượng thuốc sử dụng trong năm + 20%.

Xây dựng danh mục thuốc tại trạm y tế phù hợp với phân tuyến kỹ thuật (Trạm y tế xã, phường, thị trấn sử dụng các thuốc quy định tại cột 8 phần Danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế  ban hành kèm Thông tư  40/2014/TT-BYT), mô hình bệnh tật tại trạm.

Danh mục thuốc sử dụng của trạm phải được rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế điều trị .

  1. Dự trù thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao hàng tháng:

TYT dự trù căn cứ vào số lượng sử dụng trung bình hàng tháng của trạm:

+ Số lượng thuốc dự trù tháng = số lượng sử dụng trung bình tháng +20% phát sinh

+ Dự trù theo mẫu phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư 22/2011/TT-BYT.

3)Nhận thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao từ TTYT huyện về TYT:

Thủ kho dược của TYT trực tiếp đi nhận thuốc. Khi lĩnh thuốc phải có:

+ Phiếu lĩnh thuốc đã được phê duyệt của trưởng trạm.

+ Phiếu lĩnh thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng  tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất thực hiện theo mẫu Thông tư 19/2014/TT-BYT.

Khi nhận thuốc phải kiểm tra: tên thuốc, nồng độ ( hàm lượng), dạng bào chế, chất lượng thuốc, số lượng thuốc, số khoản.

TYT nhận thuốc tại kho chính của khoa dược vào buổi chiều thứ  3, thứ 5 hàng tuần.

4) Nhập thuốc:

- Tất cả các loại thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn) vật tư y tế tiêu hao phải được kiểm nhập trước khi nhập kho của trạm.

- Tổ kiểm nhập do Trưởng trạm quyết định. Thành phần tổ kiểm nhập gồm: Trưởng trạm, thủ kho và 01 thành viên khác của trạm.

- Nội dung kiểm nhập: kiểm tra về chủng loại, số lượng, chất lượng thuốc, hóa chất đối với mọi nguồn thuốc (mua, viện trợ, dự án, chương trình).

- Khi kiểm nhập cần tiến hành đối chiếu giữa phiếu lĩnh với thực tế về các chi tiết của từng mặt hàng như: tên thuốc, tên hóa chất, nồng độ (hàm lượng), đơn vị tính, quy cách đóng gói, số lượng, số lô, đơn giá, hạn dùng, hãng sản xuất, nước sản xuất;

- Thuốc nguyên đai nguyên kiện được kiểm nhập trước, toàn bộ thuốc được kiểm nhập trong thời gian tối đa là một tuần từ khi nhận về kho;

- Lập biên bản khi hàng bị hư hao, thừa, thiếu.

- Khi nhận hàng kiểm tra điều kiện bảo quản đối với các thuốc có yêu cầu bảo quản đặc biệt hoặc theo yêu cầu trên nhãn hàng hóa;

- Thuốc có yêu cầu kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) làm biên bản kiểm nhập riêng;

- Sau khi kiểm nhập thủ kho sắp xếp thuốc vào tủ, kệ theo nguyên tắc: thuốc có hạn sử dụng trước để ở ngoài, thuốc có hạn sử dụng xa hơn để bên trong ( vì thuốc có hạn dùng ngắn hơn xuất trước)

 

5) Bảo quản thuốc:

- Thực hiện theo thông tư 22/TT-BYT. Đối với thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng  tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất thực hiện theo quy định tại Thông tư 19/2014/TT-BYT.

- Phải có sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm hàng ngày. Nhiệt kế, ẩm kế cần được hiệu chuẩn định kỳ.

- Quy định về bảo quản thuốc:

1. Yêu cầu về kho thuốc cần đảm bảo nguyên tắc thực hành tốt bảo quản thuốc

a) Yêu cầu về vị trí, thiết kế:

– Kho thuốc được bố trí ở nơi cao ráo, an toàn, thuận tiện cho việc xuất, nhập, vận chuyển và bảo vệ;

– Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn;

– Diện tích kho cần đủ rộng để bảo đảm việc bảo quản thuốc đáp ứng với yêu cầu của từng mặt hàng thuốc;

– Kho hóa chất (pha chế, sát khuẩn) bố trí ở khu vực riêng;

b) Yêu cầu về trang thiết bị:

– Trang bị tủ lạnh để bảo quản thuốc có yêu cầu nhiệt độ thấp

– Kho có quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm;

– Các thiết bị dùng để theo dõi điều kiện bảo quản phải được hiệu chuẩn định kỳ;

– Có đủ giá, kệ, tủ để xếp thuốc; khoảng cách giữa các giá, kệ đủ rộng để vệ sinh và xếp dỡ hàng;

– Đủ trang thiết bị cho phòng cháy, chữa cháy (bình cứu hỏa, thùng cát, vòi nước).

2. Quy định về bảo quản

a) Có sổ theo dõi công tác bảo quản, kiểm soát, sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tối thiểu 2 lần (sáng, chiều) trong ngày và theo dõi xuất, nhập sản phẩm.

b) Tránh ánh sáng trực tiếp và các tác động khác từ bên ngoài.

c) Thuốc, hoá chất, vắc xin, sinh phẩm được bảo quản đúng yêu cầu điều kiện bảo quản do nhà sản xuất ghi trên nhãn hoặc theo yêu cầu của hoạt chất (với các nhà sản xuất không ghi trên nhãn) để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

d) Thuốc cần kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) và thuốc bảo quản ở điều kiện nhiệt độ đặc biệt thì bảo quản theo quy định hiện hành và yêu cầu của nhà sản xuất.

đ) Theo dõi hạn dùng của thuốc thường xuyên. Khi phát hiện thuốc gần hết hạn sử dụng hoặc thuốc còn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu nứt, vỡ, biến màu, vẩn đục phải để khu vực riêng chờ xử lý.

e) Thuốc, hoá chất dễ cháy nổ, vắc xin, sinh phẩm bảo quản tại kho riêng.

6) Cấp phát thuốc:

- Thủ kho Phát thuốc theo đơn cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế.

- Từ chối phát thuốc nếu phát hiện sai sót trong đơn thuốc thông báo lại với bác sĩ kê đơn.

- Kiểm tra, đối chiếu khi cấp phát thuốc:

+ Thể thức đơn thuốc;

+  Kiểm tra tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), dạng bào chế, liều dùng, đường dùng, khoảng cách dùng thuốc trên đơn thuốc với thuốc sẽ giao;

+ Nhãn thuốc;

+ Chất lượng thuốc;

+ Số lượng, số khoản thuốc trong đơn thuốc với số thuốc sẽ giao.

*Tư vấn sử dụng thuốc: Thủ kho hướng dẫn cho người bệnh cách sử dụng thuốc bao gồm tên thuốc, cách dùng, đường dùng, khoảng cách dùng, thời điểm dùng thuốc.

Nếu sau khi sử dụng thuốc, bệnh nhân có phản ánh liên quan đến hiệu quả sử dụng thuốc thì báo bác sĩ, nếu vấn đề phản ánh liên quan đến phản úng dị ứng thông báo với bác sĩ và báo cho bộ phận phụ trách ADR của khoa dược.

 

-         Cấp phát thuốc theo nguyên tắc thuốc nhập trước xuất trước, thuốc có hạn dùng ngắn hơn xuất trước. Chỉ được cấp phát các thuốc còn hạn sử dụng và đạt tiêu chuẩn chất lượng.

-         Sau khi cấp phát phải vào thẻ kho theo dõi thuốc hàng ngày (theo mẫu Phụ lục 1 ban hành kèm thông tư 22/TT-BYT).

-         Lưu trữ chứng từ xuất, nhập, đơn thuốc ngoại trú thực hiện theo quy định về lưu trữ hồ sơ bệnh án.

-    Bàn giao (khi thủ kho thay đổi nhiệm vụ khác)

+ Trước khi bàn giao, thủ kho phải vào sổ đầy đủ và ghi lại số liệu bàn giao; đối chiếu số liệu thực tế với chứng từ xuất, nhập; ghi rõ nguyên nhân các khoản thừa, thiếu, hư hao;

+ Nội dung bàn giao bao gồm sổ sách, giấy tờ, chứng từ, đối chiếu với thực tế về số lượng và chất lượng, những việc cần theo dõi và hoàn thành tiếp (ghi rõ chức trách, nhiệm vụ cụ thể);

+ Biên bản bàn giao ghi rõ ràng, có sự chứng kiến và ký duyệt của Lãnh đạo cấp trên trực tiếp của người bàn giao, người nhận, lưu trữ chứng từ theo quy định.

7) Theo dõi, quản lý sử dụng thuốc hóa chất, vật tư y tế tiêu hao:

- Sau khi cấp phát thuốc phải vào thẻ kho theo dõi thuốc hàng ngày (theo mẫu thông tư 22/TT-BYT).

- Kiểm kê thuốc hàng tháng vào cuối mỗi tháng.

- Kiểm soát chất lượng thuốc sử dụng tại cơ sở:

+  Kiểm soát 100% chất lượng cảm quan thuốc nhập vào khoa Dược.

+  Kiểm soát chất lượng cảm quan thuốc định kỳ và đột xuất tại kho, nơi pha chế và nơi cấp phát của khoa Dược.

+  Kiểm soát chất lượng cảm quan thuốc định kỳ và đột xuất thuốc tại các khoa lâm sàng.

- Bàn giao (khi thủ kho thay đổi nhiệm vụ khác)

 + Trước khi bàn giao, thủ kho phải vào sổ đầy đủ và ghi lại số liệu bàn giao; đối chiếu số liệu thực tế với chứng từ xuất, nhập; ghi rõ nguyên nhân các khoản thừa, thiếu, hư hao;

+ Nội dung bàn giao bao gồm sổ sách, giấy tờ, chứng từ, đối chiếu với thực tế về số lượng và chất lượng, những việc cần theo dõi và hoàn thành tiếp (ghi rõ chức trách, nhiệm vụ cụ thể);

 + Biên bản bàn giao ghi rõ ràng, có sự chứng kiến và ký duyệt của Lãnh đạo cấp trên trực tiếp của người bàn giao, người nhận, lưu trữ chứng từ theo quy định.

  • Gửi báo cáo, biên bản kiểm kê kèm bản dự trù cho khoa dược theo mẫu Thông tư 22/2011/TT-BYT từ 01->10 tây hàng tháng.
  • Gửi biên bản kiểm kê tủ thuốc cấp cứu định kỳ hàng quý vào tháng cuối cùng của quý: tháng 3,6,9,12.

Một số vấn đề cần nhắc nhở:

- Tủ thuốc cấp cứu chung và cấp cứu sản khoa phải có danh mục và cơ số rõ ràng, danh mục được dán trước tủ và phải bồi hoàn đúng cơ số sau khi sử dụng.

- Phải có sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm hàng ngày. Nhiệt kế, ẩm kế cần được hiệu chuẩn định kỳ.

- Thuốc phải được bảo quản trong chai lọ, vỉ thuốc đúng quy định chống ẩm, biến đổi màu sắc. Nếu thuốc đã ra lẻ và còn số lượng ít ( < 10 viên, sử dụng thường) cần cho vào bao bì có dán nhãn tránh nhầm lẫn.

- Vệ sinh kho sạch sẽ: bao gồm kệ, tủ, sàn nhà, trần nhà.

Bài viết khác
Thông báo
Về đầu trang